Nên bây giờ còn có ba điều nầy: đức tin, sự trông cậy, tình yêu thương; nhưng điều trọng hơn trong ba điều đó là tình yêu thương. [1 Cô-rinh-tô 13:13]
THỨ SÁU - Phao-lô viết trong Phi-líp đoạn 3 rằng ông muốn "được biết Ngài và quyền năng phục sinh của Ngài, được chia sẻ sự thương khó của Ngài, và trở nên giống như Ngài trong sự chết của Ngài." Tưởng chừng như chúng ta không thể có được trải nghiệm như vậy, nhưng điều kỳ diệu qua câu chuyện này chính là việc chúng ta có thể thật sự nhận biết Đấng Christ. Khi nhìn xem sự bình an, vui mừng, yên tịnh, và ân điển rạng soi qua tất cả tăm tối, chúng ta có thể nhận biết sự tuyệt diệu được "trở nên giống như Ngài trong sự chết của Ngài" là như thế nào. Cuộc đời của Chúa Giêsu hoàn toàn đầu phục Đức Chúa Trời. Chúa Giêsu không mang nỗi lo trần thế nào nữa sau khi giao phó mẹ Ngài cho môn đồ Ngài thương. Tài sản duy nhất là chiếc áo xống cũng bị lính canh đem đi đánh bạc. Một sự bình dị vô song. Sự tập trung cao độ. Cung hiến cho mục đích Đức Chúa Trời. Và sự tín nhiệm tuyệt đối vào Chúa Cha. Tất cả đáng để chúng ta mong ước noi theo.
THỨ HAI - Phân đoạn này minh họa một trong những mục đích chính của Chúa Giêsu trên đất: trở thành tấm gương điển hình cho cách sống theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Chúa Giêsu phán, "Hãy làm theo ta." Điều tuyệt diệu nhất trong mạng lệnh này là Chúa đã thêm sức để chúng ta thực hiện nó. Ngài không đòi hỏi chúng ta cố gắng bằng sức mình để sống như Con Đức Chúa Trời - chính sự Chúa phục sinh đã ban cho chúng ta sức mạnh từ Ngài. Hôm nay bạn hãy suy ngẫm về tấm gương Chúa Giêsu để lại. Trong hoàn cảnh và các mối quan hệ của chính bạn, "rửa chân" sẽ là những hành động nào? Bạn có thể phục vụ người khác theo cách căn bản nhất mà Chúa đã làm như thế nào?
Chúa mong muốn bạn có sự bảo đảm rằng mình đã được tha thứ! Sự bảo đảm ấy tăng trưởng qua việc tương giao với Chúa và suy gẫm Lời Ngài. Các câu Kinh Thánh sau nếu được thuộc lòng có thể sẽ giúp bạn nương cậy chắc chắn nơi Chúa suốt đời. Hãy để cuộc sống bạn được biến đổi bằng cách ghi nhớ Kinh Thánh!
Ăn năn là một trong những hành động then chốt khi mỗi cá nhân nhận biết Chúa là Cứu Chúa của chính mình. Ăn năn là hành động của chúng ta, và tha thứ là sự đáp lại của Chúa bằng tình yêu hoàn hảo của Ngài cho chúng ta. Trong kế hoạch 5 ngày này, bạn sẽ đọc một đoạn Kinh Thánh kèm tĩnh nguyện ngắn mỗi ngày, được sắp xếp để giúp bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của việc ăn năn trên bước đường với Đấng Christ.
Có thái độ đúng đắn trong mọi hoàn cảnh là một thử thách thật sự. Kế hoạch bảy ngày này sẽ giúp bạn tìm hiểu quan điểm của Kinh Thánh, kèm theo một phân đoạn ngắn để đọc mỗi ngày. Hãy đọc đoạn ấy, thành thật kiểm điểm mình và để Chúa phán với hoàn cảnh của bạn.
Lời chúng ta nói có quyền năng phi thường, có thể gây dựng hoặc phá hủy. Việc ngồi lê đôi mách lại đặc biệt độc hại. Vậy thì lời nói chiếm vai trò nào trong cuộc sống của bạn - đem đến sự sống hay sự phá hủy người khác? Kế hoạch bảy ngày này sẽ giúp bạn hiểu rằng Chúa rất nghiêm khắc với những gì bạn nói ra. Hãy yên tịnh và lắng nghe Lời Ngài phán.
Sự trông cậy là một phần nền tảng đức tin của Cơ Đốc nhân. Sự trông cậy của bạn tăng trưởng qua việc tương giao với Chúa và suy gẫm Lời Ngài. Các câu Kinh Thánh sau nếu được thuộc lòng có thể sẽ giúp bạn nương cậy nơi Chúa suốt đời. Hãy để cuộc sống bạn được biến đổi bằng cách ghi nhớ Kinh Thánh!
Chịu đựng thử thách là một phần nền tảng đức tin của Cơ Đốc nhân - 2 Ti-mô-thê 3:12. Trong lúc hoạn nạn, mối tương giao với Chúa và việc suy gẫm Lời Ngài sẽ giúp bạn có được thái độ đẹp lòng Ngài. Những câu Kinh Thánh sau nếu được ghi nhớ sẽ khích lệ và giúp bạn phản ứng theo ý Chúa trong cơn thử thách. Hãy để cuộc đời bạn được biến đổi bằng cách ghi nhớ Kinh Thánh.
Chúng ta nhận biết được tầm quan trọng của sự trò chuyện trong tất cả các mối quan hệ, và mối quan hệ của chúng ta với Chúa cũng không ngoại lệ. Chúa rất mong chờ được nghe chúng ta trò chuyện với Ngài qua sự cầu nguyện - một kỷ luật thuộc linh mà ngay cả Con Một của Ngài - Chúa Giê-xu - cũng phải rèn tập. Trong kế hoạch đọc này, bạn sẽ được học hỏi từ gương mẫu là Chúa Giê-xu, được nhận lấy thử thách bước ra khỏi mớ hỗn độn của cuộc sống để rồi trải nghiệm sức mạnh và sự hướng dẫn mà sự cầu nguyện mang lại.
Chúa dạy gì cho chúng ta về chuyện hẹn hò? Mỗi ngày một đoạn Kinh Thánh trong lịch đọc bảy ngày này sẽ cho bạn một cách nhìn theo Thánh Kinh. Hãy đọc và dành thời gian nhìn lại chính hoàn cảnh của bạn một cách thành thật và hãy để Chúa phán với bạn.
Mục Vụ Chia Sẻ Niềm Tin
Hy Vọng & Tình Yêu
www.quangharvest.com
Email: info@quangharvest.com