Tiên tri Giê-rê-mi sống vào khoảng nửa cuối của thế kỷ thứ bảy và nửa đầu của thế kỷ thứ sáu trước Công Nguyên. Trong suốt chức vụ lâu dài của ông, Giê-rê-mi đã cảnh cáo dân sự Chúa về những tai họa kinh khiếp sẽ xảy đến với đất nước vì tội lỗi và sự thờ hình tượng của họ. Ông vẫn còn sống để thấy lời tiên tri này được ứng nghiệm với sự thất thủ của Giê-ru-sa-lem vào tay vua Nê-bu-cát-nết-sa của Ba-by-lôn, sự hủy phá thành và Đền Thờ, cùng việc lưu đày vua và dân chúng thuộc vương quốc Giu-đa qua Ba-by-lôn. Giê-rê-mi cũng nói tiên tri về cuộc hồi hương và sự khôi phục đất nước Y-sơ-ra-ên.
Sách Giê-rê-mi có thể được chia làm các phần như sau: (1) Giê-rê-mi được kêu gọi. (2) Sứ điệp của Chúa cho vương quốc Giu-đa và các vua trong thời gian trị vì của Giô-si-a, Giê-hô-gia-kim, Giê-hô-gia-kin, và Sê-đê-kia. (3) Một số tư liệu từ hồi ký của Ba-rúc, thư ký của Giê-rê-mi, bao gồm những lời tiên tri khác và những biến cố quan trọng về cuộc đời của Giê-rê-mi. (4) Sứ điệp của Chúa cho các nước khác. (5) Bản phụ lục lịch sử ghi lại sự sụp đổ của Giê-ru-sa-lem và cuộc lưu đày qua Ba-by-lôn.
Giê-rê-mi là một người nhiều tình cảm, hết lòng yêu mến dân tộc mình, và thật sự không muốn khi phải công bố hình phạt của Chúa trên họ. Trong nhiều phân đoạn, ông rao giảng với cảm xúc sâu đậm về những điều ông đã chịu đựng bởi vì Chúa kêu gọi ông làm tiên tri cho Ngài. Tuy nhiên, lời của Chúa như ngọn lửa trong lòng, ông không thể cưỡng lại được.
Lời vĩ đại nhất trong sách này hướng đến thời điểm xa hơn thời gian khó khăn của chính Giê-rê-mi khi sẽ có một giao ước mới, là giao ước con dân Chúa sẽ vâng giữ mà không cần ai nhắc nhở họ, bởi vì nó được viết trên tấm lòng của họ (31:31-34).
Bố cục
Lời kêu gọi Giê-rê-mi (1:1-19)
Các lời tiên tri trong thời gian trị vì của vua Giô-si-a, Giê-hô-gia-kim, Giê-hô-gia-kin, và Sê-đê-kia (2:1 – 25:38)
Những biến cố trong cuộc đời Giê-rê-mi (26:1 – 51:64)
Sách Các Quan Xétghi lại những câu chuyện trong thời kỳ vô luật pháp của dân Y-sơ-ra-ên từ lúc chiếm xứ Ca-na-an cho đến khi thiết lập thể chế quân chủ. Những câu chuyện này thuật về các vị anh hùng quốc gia được gọi là “các quan xét”, nhưng đa số họ là những nhà lãnh đạo quân sự hơn là những vị quan xử án theo nghĩa pháp lý của từ này. Người được biết đến nhiều hơn trong số họ là Sam-sôn, và những chiến công của ông được ghi lại trong chương 13-16.
Sách Thứ Nhì của Sa-mu-ên, nối tiếp I Sa-mu-ên, ghi lại lịch sử của triều đại vua Đa-vít, khởi đầu với các chi tộc Giu-đa ở miền Nam (chương 1-4), sau đó ông cai trị toàn thể vương quốc Y-sơ-ra-ên bao gồm cả các chi tộc ở miền Bắc (chương 5-24). Đây là phần ký thuật sống động về vua Đa-vít, thể nào ông mở rộng vương quốc và củng cố vững chắc ngai vàng của mình, đã phải chiến đấu với các kẻ thù bên trong lẫn bên ngoài. Sách cho thấy vua Đa-vít là một người có đức tin mạnh mẽ và tấm lòng tận hiến cho Chúa.
Nhiều năm trước, tôi làm việc cho một người đàn ông rất thành đạt - một triệu phú tự tay gây dựng cơ đồ. Ông không chỉ thành công mà còn là một người rất đặc biệt. Đó là điều mà bạn có thể nhận thấy rất nhanh khi gặp ông. Tôi không mất nhiều thời gian để nhận ra mối liên hệ giữa những gì ông đạt được và cá tính rất riêng của ông. Tôi sẽ không bao giờ quên ngày mà tôi trò chuyện cùng ông và nói cho ông biết ông khác biệt như thế nào. “Ý cậu khác biệt là như thế nào?”
Thiên Đường | Phạm Tuấn Hùng | Giấc Mơ Nhiệm Mầu | Mục Vụ Chia Sẻ Niềm | www.quangharvest.com
Lòng con ước mơ về nơi rất xa. Một nơi có thiên thần đang chúc tôn, ngợi ca danh Chúa. Đấng hằng tôn kính, ân điển tràn khắp trần gian. Lặng nghe tiếng chuông chiều trong giáo đường. Bầy chiên cầu nguyện dâng lên Chúa Cha. Hãy ban bình an và ban phước lành. Vì thế gian đã có Chúa rồi. Nguyện đi theo Chúa, con xin hết lòng.